Tôi xin trích một đoạn trong bài báo trên tờ Thể thao và Văn hóavề cách nhà giáo dục Marva Collins cho học trò tiếp cận với những gì bà cho là thiết cốt với chúng:
"Học sinh lớp 6 được đọc những tác phẩm của nhà triết học Đức Friedrich Nietzsche hay nhà tư tưởng Pháp Voltaire,áodụcbắtđầutừđọcsá8xbet văn hào Anh William Shakespeare và đại văn hào Nga Lev Tolstoy. Đọc sách là một trong những phương pháp cơ bản trong triết lý giáo dục của Marva Collins, nhưng những quyển sách như thế bị các giáo viên thời ấy cho là vượt quá xa khả năng của các học sinh xuất sắc, chứ chưa nói đến những học sinh cá biệt…".
Hồi năm 2022, tôi đã đề xuất và được Công ty lọc hóa dầu Bình Sơn và nhà máy lọc dầu Dung Quất chấp nhận tài trợ một "Thư viện Xanh" cho Trường THCS Hành Tín Tây, một địa phương sát núi, có học sinh vừa là người Kinh vừa là người dân tộc thiểu số.
Các lãnh đạo công ty ủy nhiệm tôi đặt mua sách của hai nhà xuất bản Văn Học và Kim Đồng. Tôi vui vẻ nhận lời và đã chọn mua được khoảng 30 triệu đồng tiền sách (đã trừ phần trăm do mua tận gốc NXB).
Số sách ấy gồm đủ loại sách từ sách tranh cho trẻ con đến sách cho học sinh trung học và cả sách cho người lớn. Nhưng quan trọng nhất là sách kinh điển, như cách bà Marva Collins đã chọn cho học sinh ở Mỹ.
Tôi vẫn còn nhớ, ngày khánh thành "Thư viện Xanh" là ngày vui thực sự của cả học sinh và thầy cô giáo Trường THCS Hành Tín Tây. Sau một thời gian, tôi hỏi lại hiệu trưởng và được biết, học sinh đã rất ham đọc sách, từ đọc tại chỗ tới mượn sách của thư viện về nhà đọc.
Và hôm nay, tôi lại nhận được "Thư ngỏ" của một nhóm kỹ sư nhà máy lọc dầu Dung Quất bày tỏ thực hiện một chương trình mang tên "Mở sách bước ra thế giới" với những mục tiêu cụ thể:
- Kêu gọi hỗ trợ, tài trợ xây dựng tủ sách chất lượng tốt cho học sinh Trường TH-THCS Sơn Trung, huyện Sơn Hà;
- Phát triển văn hóa đọc từ kinh nghiệm của học sinh Trường PTDTNT huyện Sơn Hà sang Trường TH-THCS Sơn Trung với kỳ vọng lan tỏa tới các trường tiếp theo trên địa bàn huyện;
- Kêu gọi các nguồn lực ủng hộ việc đọc sách đi đôi với hỗ trợ các điều kiện vật chất phục vụ học tập, sinh hoạt của trẻ em tại Sơn Trung;
- Kêu gọi tài trợ các cuộc gặp gỡ, kết nối giữa trẻ em dân tộc Hre với các bạn cùng lứa trong và ngoài tỉnh, để trao đổi về sách và văn hóa đọc.
Để thực hiện một chương trình mang tính xã hội hóa và có ý nghĩa sâu rộng như thế này, chúng tôi cần sự hỗ trợ, đồng hành của quý vị, những doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, cộng đồng các nhà hảo tâm và đặc biệt của ngành giáo dục cũng như chính quyền các cấp.
Chúng tôi tin rằng, mỗi sự quan tâm hỗ trợ, tài trợ bằng vật chất, tài chính hay công sức dù lớn hay nhỏ của quý vị đối với chương trình này đều mang ý nghĩa vô cùng nhân văn, nhân đạo và thiện nguyện, bởi nó mang lại nguồn tri thức và những giá trị cốt lõi cho trẻ em Hre.
Chúng tôi mong sớm nhận được hồi âm từ quý vị qua người đại diện của ban điều hành các dự án "Lan tỏa văn hóa đọc sách" và "Gửi em nụ cười", để chương trình "Mở sách bước ra thế giới" được triển khai có kết quả như mong đợi.
Tôi trích nguyên văn lời kêu gọi tuyệt vời này gửi tới tất cả mọi người, vì đây là lời kêu gọi đưa sách tới cho học sinh, miền núi và miền xuôi, chỉ với một khát vọng: làm sao cho học sinh chúng ta đọc sách, yêu quý sách, và thu nhận được những điều bổ ích nhất cho các em từ sách.
Đó là minh chứng cho định đề: Giáo dục bắt đầu từ đọc sách. Không chỉ giáo dục Việt Nam, mà giáo dục Mỹ cũng đã bắt đầu như vậy.
Nhưng muốn đọc sách thì phải có sách, và đó là sách tốt, sách chọn lọc. Và khi đã có sách, thì phải khơi dậy niềm đam mê đọc sách cho tất cả học sinh. Điều này nhà trường và cả xã hội phải chung tay làm. Và khi đã quyết tâm làm, thì nhất định sẽ làm được.